Kinh nghiệm mở shop quần áo thành công từ A – Z cho người mới

Trước khi mở một shop quần áo mỗi chủ shop nên nằm lòng những kinh nghiệm mở shop quần áo cực kỳ quan trọng dưới đây để đảm bảo kinh doanh thành công và hạn chế rủi ro xuống thấp nhất! Nếu bạn chưa biết kinh doanh quần áo cần chuẩn bị những gì?

Hãy cùng Top 10 Hà Nội khám phá ngay nhé!

Mở một shop quần áo thời trang bạn cần quan tâm những yếu tố nào? Nguồn hàng, ngân sách, khách hàng mục tiêu, sản phẩm mục tiêu… có cực nhiều vấn đề quyết định đến lợi nhuận, doanh thu và thành công của một cửa hàng.

Dưới đây là 9 yếu tố bạn cần phải nắm chắc để kinh doanh quần áo thành công!

kinh-nghiem-mo-shop-quan-ao

1. Phác thảo lên ý tưởng kinh doanh cho cửa hàng

Trước khi bắt tay vào việc mở shop quần áo bạn cần phác thảo, lên ý tưởng tổng thể cho cửa hàng. Nắm rõ những thông tin cơ bản như:

Phong cách thời trang của cửa hàng

Sản phẩm kinh doanh chủ đạo của cửa hàng là gì? Sản phẩm chủ đạo sẽ quyết định đến cách thiết kế, thi công cửa hàng ở bước sau.

Bên cạnh đó cùng một dòng sản phẩm những mỗi cửa hàng có thể lựa chọn những phong cách hoàn toàn khác biệt.

Ví dụ: Thời trang công sở lại được chia ra thời trang công sở cao cấp, thời trang công sở giá rẻ, thời trang công sở thiết kế….

Phong cách thiết kế cửa hàng

Bạn muốn thiết kế, trang hoàng cửa hàng theo phong cách nào?

– Tối giản – tiết kiệm chi phí: Phong cách này phù hợp với cửa hàng nhỏ, cửa hàng mới và kinh phí hạn hẹp. Cửa hàng nhỏ cũng có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng, phong cách khác biệt như tối giản hoặc đơn giản, hiện đại.

– Phong cách hiện đại: Cửa hàng hiện đại, đẹp, tinh tế phù hợp với những mặt hàng thời trang chất lượng giá ở tầm trung. Biến tấu của phong cách thiết kế này cực kỳ đa dạng, bạn có thể tùy chọn màu sắc, chất liệu chủ đạo để tạo không gian cửa hàng đẹp, độc và ấn tượng nhất.

– Phong cách Hàn Quốc: Không gian cửa hàng phong cách Hàn Quốc đẹp, tinh tế, hút mắt khách hàng. Cực kỳ phù hợp với kinh doanh sản phẩm thời trang cấp hay thời trang trẻ, thời tran nữ đẹp, thanh lịch.

thiet-ke-shop-quan-ao-nho

Tên cửa hàng

Đặt tên cửa hàng quần áo cũng không hề đơn giản. Tên cửa hàng ngắn gọn và phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn.

Tên shop đẹp và dễ nhớ sẽ giúp bạn lưu lại dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng. Tuy nhiên khi đặt tên cửa hàng bạn cần nắm được 4 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tên shop nên ngắn gọn, dễ nhớ
  • Tên shop cần độc lạ và khác biệt
  • Tên shop phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu
  • Tránh những cái tên có ý nghĩa tiêu cực về ngữ âm hoặc liên tưởng lệch lạc

Mục tiêu phát triển của cửa hàng

Mục tiêu của bạn trong 3 – 5 năm tới là gì? Doanh thu, mức độ tăng trưởng, tạo dựng thương hiệu và đưa thương hiệu đến với khách hàng.

Có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn biết mình đã, đang làm được gì và cần làm những gì để đạt được mục tiêu. Thêm vào đó bạn cũng nên đặt mục tiêu kinh doanh mỗi tháng, mỗi năm để đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách chính xác nhất.

Ví dụ:

  • Doanh thu tháng 1 là bao nhiêu?
  • Doanh thu tháng 2 tăng trường bao nhiêu %?
  • Doanh thu năm đầu là bao nhiêu
  • Doanh thu 5 năm tới là bao nhiêu?
  • Độ phủ thương hiệu trong 5 năm tới…

2. Đánh giá điểm mạnh/điểm yếu – cơ hội/thách thức

Ở bước này bạn cần nghiên cứu, phân tích: điểm mạnh – điểm yếu; cơ hội – thách thức mà doanh nghiệp, cửa hàng của mình sẽ phải đối mặt.

Để đánh giá những yếu hãy áp dụng mô hình SWOT theo từng yếu tố:

  • S – Strengths: Điểm mạnh, những yếu tố nội bộ, lợi thế của doanh nghiệp
  • W – Weaknesses: Điểm yếu, những yếu tố nội bộ doanh nghiệp làm chưa tốt, chưa làm được
  • O – Opportunities: Cơ hội, những yếu tố bên ngoài tác động thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cửa hàng của bạn
  • T – Threats: Thách thức, những yếu tố bên ngoài gây cản trở, khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Strengths:
Nguồn lực
Ngân sách
Kinh nghiệm
Chất lượng sản phẩm tốt
Giá thành rẻ….
Weaknesses:
Sản phẩm có hạn
Quy trình bán, lên đơn hàng phức tạp
Kỹ năng nhân sự chưa cao…
Opportunities:
Thị trường rộng
Đối thủ chưa đa dạng được sản phẩm …
Threats:
Nhiều đối thủ cạnh tranh…

Sau khi phân tích từng yếu tố chúng ta sẽ lên các chiến lược phù hợp và áp dụng vào việc kinh doanh thực tế của shop quần áo:

– Chiến lược SO: Theo đuổi những cơ hội phù hợp với thế mạnh doanh nghiệp (Ví dụ: Mở rộng thị trường dựa vào yếu tố giá + chất lượng sản phẩm).

– Chiến lược WO: Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội.

– Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro từ môi trường kinh doanh.

– Chiến lược WT: Thiết lập kế hoạch phòng thủ tránh những điểm yếu bị tác động nặng nề từ môi trường bên ngoài.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Có lẽ đa số các bạn mới bắt đầu kinh doanh sẽ bỏ quên bước này. Dẫn tới là quá trình kinh doanh sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều!

Điểm mạnh của bạn là gì?

  • Gu thẩm mỹ tốt
  • Biết phối đồ theo xu hướng và chọn mẫu bắt kịp xu hướng thị trường
  • Khả năng tương tác khách hàng tốt
  • Đã có kinh nghiệm bán hàng thời trang… trước đó
  • Ngân sách mở….

Tận dụng được những điểm mạnh, lợi thế của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc kinh doanh của bạn.

Ví dụ:

Nếu bạn am hiểu về thời trang trẻ, biết cách phối đồ và bắt kịp xu hướng bạn hoàn toàn có thể tập trung mở một cửa hàng thời trang “chất”.

Ngược lại nếu bạn còn yếu về kỹ năng nào hãy tìm cách trau dồi chúng: kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kiến thức thời trang, phối đồ, gu thời trang… tìm hiểu kỹ về sản phẩm mục tiêu bạn muốn kinh doanh.

Cơ hội và thách thức của cửa hàng

Cơ hội:

  • Thị trường rộng mở, nhu cầu cao
  • Hệ thống kênh bán hàng online phát triển…

Thách thức:

  • Đối thủ cạnh tranh nhiều…

Phân tích càng chi tiết từng yếu tố bạn càng có thể xây dựng, theo đuổi chiến lược kinh doanh thành công, tận dụng được điểm mạnh cơ hội và hạn chế tối đa được điểm yếu, thách thức.

loi-the-cua-shop-quan-ao

3. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Một trong những kinh nghiệm mở shop quần áo vô cùng quan trọng đó là hiểu khách hàng và biết khách hàng của mình là ai. Muốn biết khách hàng của mình là ai, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng là nam hay nữ?
  • Nhóm tuổi của khách hàng?
  • Mức thu nhập trung bình là bao nhiêu?
  • Sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu để mua sắm quần áo hàng tháng?…

Ví dụ:

Bạn muốn kinh doanh váy đầm công sở trung cấp giá từ 300 – 800K vậy thì:

Khách hàng mục tiêu sẽ là: nữ – làm văn phòng; độ tuổi 25 – 40; thu nhập trung bình 8 – 20 triệu; sẵn sàng chi tiêu từ 1 – 5 triệu cho mua sắm quần áo, thời trang mỗi tháng…

Bạn càng trả lời được câu hỏi một cách chi tiết thì nhóm khách hàng càng rõ ràng và có thể tìm được cách tiếp cận đúng đắn nhất.

Lưu ý:

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo từ những người đã thành công thì bạn nên tập trung vào 1 tệp khách hàng chứ không nhắm vào nhiều nhóm khách hàng cùng lúc. Bởi nó sẽ làm loãng từ hệ thống sản phẩm cho đến mục tiêu kinh doanh. Khiến bạn khó tiếp cận đúng, chính xác nhóm khách hàng tiềm năng và tốn kém nhiều chi phí cho cả: nguồn hàng, quảng cáo, tiếp thị…

Hãy đi dần dần từng bước một, đừng thấy sản phẩm nào cũng tốt và cũng muốn kinh doanh hết bạn nhé!

4. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Đối thủ của bạn ở những kênh nào? Hiểu được đối thủ bạn sẽ tìm được cách đánh bật đối thủ hoặc đơn giản là làm nổi bật được thế mạnh của mình và cạnh tranh được với đối thủ.

Đối thủ của bạn là ai và họ đang làm như thế nào?

mau-thiet-ke-shop-thoi-trang

Đối thủ trực tiếp:

Nếu mở cửa hàng quần áo bạn cần xem những đối thủ trực tiếp – cửa hàng kinh doanh cùng loại và nằm gần kề cửa hàng của mình: sản phẩm chính, giá bán, đội ngũ nhân viên, thái độ phục vụ, cách chăm sóc khách hàng, vị trí cửa hàng,…

Từ đó đưa ra phương án giá – sản phẩm phù hợp và có khả năng cạnh tranh tối ưu.

Đối thủ trên cách kênh online:

Hiện tại bán hàng online là một trong những kênh bán quần áo, hàng thời trang lớn và chủ đạo của nhiều cửa hàng. Với kênh bán hàng này thì đối thủ của bạn sẽ mở rộng lên nhiều lần, khi này bạn cần xem xét kỹ: Giá bán, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng thiết kế, các chính sách ưu đãi của cửa hàng… kinh doanh cùng loại sản phẩm.

Hãy xem, tìm hiểu kỹ về những đối thủ cạnh tranh lớn nhất và thành công nhất trong ngành. Để biết được thế mạnh, bí quyết thành công của họ và có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Ví dụ:

Nếu bán hàng thời trang công sở nữ: Bạn hãy tìm hiểu kỹ những shop bán thời trang công sở lớn nhất và được chuộng trên thị trường. Tìm đối thủ cùng ngách, cùng ngành hàng và khoảng giá bán tương đương với bạn. Để xem cách họ bán và thành công như thế nào?

Hiểu đối thủ bạn sẽ biết mình cần chau chuốt, làm tốt hơn ở những phần nào. Những điểm nào của mình đang kém hơn đối thủ? Điểm nào đang làm tốt hơn để xây dựng chiến lược marketing và bán hàng nhắm vào điểm mạnh mang đến thành công.

5. Dự toán ngân sách mở shop quần áo

Ngân sách quyết định đến quy mô, phương thức kinh doanh của cửa hàng! Tùy theo ngân sách bạn có thể bỏ ra chúng ta sẽ quyết định phương thức và kế hoạch kinh doanh phù hợp. Từ chia sẻ và những kinh nghiệm mở shop quần áo của những người đã đi trước thì bạn cần dự toán ngân sách kỹ lưỡng theo 2 bước sau:

Bước 1: Ngân sách bạn có thể bỏ ra là bao nhiêu?

Bạn cần xác định được chính xác ngân sách mình sẽ đầu tư cho cửa hàng là bao nhiêu để phân bổ hợp lý cho từng khoản mục. Chi phí mở một cửa hàng quần áo có thể dao động từ vài triệu – vài chục triệu cho đến vài tỷ!

Nên nhớ: Bán hàng thời trang giá rẻ chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với hàng thời trang cao cấp. Bởi hàng thời trang cao cấp khách hàng sẽ dành sự quan tâm lớn đến chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm cho đến cửa hàng.

Bước 2: Dự toán các chi phí mở shop quần áo

Chi phí thuê mặt bằng

Với mở shop trực tiếp bạn cần xác định ngân sách thuê mặt bằng. Ngân sách thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí, không gian…

Theo kinh nghiệm mở shop quần áo trực tiếp mà nhiều người đã chia sẻ thì:

– Khách hàng sẽ thích mua sắm quần áo ở cửa hàng hơn so với mua online (mua sắm trực tiếp mang đến trải nghiệm thực tế giúp khách hàng có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất).

– Những vị trí có nhiều cửa hàng sẽ hút người mua tốt hơn với ít cửa hàng bán quần áo. Cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn, tất nhiên nó sẽ kéo theo nhiều thách thức cho cửa hàng đó là mức độ cạnh tranh cao.

– Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm 30 – 50% tổng chi phí kinh doanh hàng tháng và sẽ dao động từ 5 – 50 triệu đồng tùy theo vị trí, diện tích cửa hàng. Vậy nên hãy bỏ nhiều thời gian vào khâu lựa chọn mặt bằng kinh doanh đảm bảo tối ưu chi phí thuê cửa hàng.

– Còn nếu chỉ mở shop bán online, bạn có thể tận dụng ngay nhà ở của mình làm kho hàng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tối ưu.

Nếu bạn sỡ hữu mặt bằng (có sẵn nhà mặt tiền đẹp phù hợp kinh doanh) thì bạn cũng không nên bỏ qua chi phí này. Bởi bạn nên nhớ rằng nếu không tự kinh doanh bạn sẽ có nhiều cơ hội cho thuê mặt bằng, cửa hàng. Vậy nên hãy cân đối, làm rõ chi phí đánh đổi này nhé!

– Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu ngân sách cho mặt bằng?

– Bạn muốn mặt bằng như thế nào và ở khu vực nào?

Hãy dựa vào 2 yếu tố trên để chọn mặt bằng và chi phí thuê phù hợp nhất!

tinh-toan-chi-phi-mo-shop-quan-ao

Chi phí thiết kế, thi công cửa hàng

Một cửa hàng quần áo đẹp, chuyên nghiệp sẽ hút khách hàng tốt hơn! Vậy nên dù là mở một cửa hàng nhỏ bạn cũng nên đầu tư vào khâu thiết kế, trang trí: thêm giá treo, kệ treo để trưng bày quần áo gọn gàng, đẹp mắt và hút khách nhất.

Có nhiều phong cách trang trí cửa hàng khác nhau. Bạn có thể xem một số gợi ý mới nhất tại đây!

Chi phí sẽ bao gồm các khoản mục sau:

– Chi phí thiết kế nội thất: Hệ thống giá, kệ treo, móc treo trong cửa hàng, chọn vật liệu làm giá, kệ, kiểu dáng kệ, quầy thu ngân…

– Chi phí thiết kế ngoại thất: Bảng hiệu, biển hiệu, mặt tiền cửa hàng…

– Chi phí thi công nội – ngoại thất: Chi phí trọn gói

Lưu ý:

Chi phí thiết kế cửa hàng sẽ phụ thuộc vào phong cách và vật liệu nội thất cửa hàng.

Thông thường chi phí thiết kế nội thất sẽ dao động từ 100.000 – 120.000/m2 đối với cửa hàng nhỏ, đơn giản. Chi phí thi công nội thất sẽ phụ thuộc vào vật liệu, các hạng mục cần thi công và có thể dao động từ vài chục triệu cho đến 200 – 300 triệu đồng.

Chi phí nhập hàng

Đối với chi phí nhập hàng bạn cần lên kế hoạch chi tiết: số lượng hàng nhập, số lượng sản phẩm cho mỗi mẫu thiết kế, mỗi size… Tùy theo loại sản phẩm kinh doanh và chi phí nhập hàng sẽ chênh lệch rất nhiều.

Nhập số lượng lớn giá càng tối ưu nhưng có thể dẫn tới nguy cơ tồn kho lớn, tồn đọng vốn nếu hàng bán ra kém. Ngược lại nhập số lượng ít thì chi phí sẽ cao hơn nhưng tránh được tình trạng tòn kho, bán không được…

Bạn cần cân đối kỹ lưỡng số lượng để có giá nhập tốt và vẫn đảm bảo được đầu ra, hạn chế tối đa tồn đọng hàng hóa. Thông thường chi phí nhập hàng cho cửa hàng quần áo sẽ dao động từ 100 – 600 triệu đồng.

Lưu ý:

Bạn không nên dùng 100% vốn nhập hàng vào đợt lấy hàng đầu tiên. Hãy để dành ra khoảng 50% số vốn cho lần nhập hàng tiếp theo để đảm bảo nguồn hàng không bị đứt và luôn chủ động trong khâu nhập hàng.

>> Mời bạn xem thêm chia sẻ: thiết kế shop quần áo nhỏ 10m2

Chi phí quản lý cửa hàng và thuê nhân viên

Chi phí vận hành và quản lý cửa hàng:

– Chi phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ bán hàng, thu ngân… như: máy tính, máy quét mã, máy post tính tiền…

Nếu đã mở một cửa hàng bạn cũng nên đầu tư sử dụng phần mềm, ứng dụng quản lý bán hàng để tối ưu hiệu quả bán hàng và quản lý đơn hàng chuyên nghiệp, hiệu quả nhất. Hiện tại chi phí sẽ dao động từ 100 – 500K/ tháng.

Chi phí thuê nhân viên:

Nếu một mình bạn không đảm nhiệm được tất cả công việc tốt hơn hết hãy thuê thêm nhân viên cho cửa hàng.

Thuê theo giờ hay theo tháng: Chi phí thuê nhân viên bán hàng thường từ 5 – 7 triệu/ tháng/ 1 nhân viên.
Số lượng nhân viên cần thuê: Số lượng nhân viên sẽ phụ thuộc vào số lượng khách hàng của cửa hàng. Nếu cửa hàng mới còn ít khách, quy mô cửa hàng nhỏ bạn có thể chỉ cần một nhân viên trợ giúp là được.
Nói chung bạn hãy cân nhắc vào nhu cầu, đặc điểm của hàng nhé!

Các chi phí khác

Chi phí điện nước cho cửa hàng, chi phí lặt vặt khác,…

Lưu ý: Bạn cần có một khoản ngân sách dự trù cho các chi phí phát sinh khác.

6. Tìm kiếm nguồn hàng

Nguồn hàng là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận, doanh thu của cửa hàng. Theo như kinh nghiệm mở shop quần áo đi trước thì:

Có không ít cá nhân, cửa hàng vẫn chưa nghiên cứu tìm được nguồn hàng, địa chỉ nhập hàng quần áo ưng ý! Nếu bạn cũng chưa có nguồn hàng phù hợp nhu cầu, hãy xác định rõ yêu cầu về: sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá thành… để chọn nhà cung cấp, nơi bạn sẽ lấy hàng.

nguon-hang-quan-ao

Lấy hàng tại xưởng

Tìm đến các xưởng quần áo uy tín để liên hệ trực tiếp lựa chọn hàng hóa, mẫu thiết kế phù hợp. Công việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian, chi phí và công sức.

Bạn cần bỏ thời gian để tìm, đến trực tiếp các xưởng xem, so sánh chất lượng sản phẩm, lựa chọn mẫu mã và đàm phán giá nhập để chọn nhà cung cấp tốt nhất.

Hình thức lấy hàng tại xưởng phù hợp cho cả kinh doanh sản phẩm thời trang giá rẻ hay sản phẩm chất lượng cao giá tầm trung.

Nhập hàng tại các chợ đầu mối

Giải pháp này sẽ phù hợp với kinh doanh các sản phẩm thời trang bình dân, giá thành rẻ. Các chợ đầu mối có nhiều mẫu mã, kiểu dáng cho bạn lựa chọn mức giá nhập cũng rất cạnh tranh nếu nhập số lượng lớn.

Bạn có thể tìm hiểu các chợ đầu mối lớn: Chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân… ở Hà Nội, chợ Tân Định, chợ An Đông ở Sài Gòn… Đến trực tiếp các chợ để chọn mẫu, đàm phán và có giá nhập tốt nhất!

Nhập hàng Trung Quốc

Nhập hàng Trung Quốc là lựa chọn số 1 của hơn 50% cửa hàng kinh doanh quần áo trên khắp cả nước. Đối với nhập hàng Trung Quốc chúng ta có 2 lựa chọn:

Sang Trung Quốc đánh hàng:

Chủ shop cần sang các chợ Trung Quốc tìm chọn nguồn hàng, nhà cung cấp và tiến hành nhập hàng trực tiếp. Với các này thì bạn cần có nguồn vốn vừa phải, chi phí đi lại cũng khá tốn kém và cần nhập số lượng lớn để tối ưu chi phí.

Order hàng Trung Quốc:

Bạn đã biết đến rất nhiều công ty, cá nhân bán hàng order Trung Quốc đúng không nào!

Bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng lớn và tự nhập, mua hàng Trung Quốc trực tiếp giá tốt nhất bằng cách tự mua và đặt hàng.

Hiện tại 1688.com hay pinduoduo là 2 trang web bán các mặt hàng thời trang lớn nhất và được chuộng nhất đối với các cửa hàng, shop và cá nhân Việt Nam để nhập hàng.

Lưu ý:

Nhập hàng tại các trang này bạn cũng cần có kinh nghiệm tìm chọn nhà cung cấp uy tín, giá tốt. Lựa chọn sản phẩm chất lượng và kiểm tra kỹ chi phí nhập hàng, phí vận chuyển.

Ngoài ra bạn sẽ cần một bên thứ 3 để hỗ trợ thanh toán tiền hàng và một đơn vị ký gửi hàng hóa và vận chuyển hàng về Việt Nam. Bởi mua hàng trên các trang này sẽ không ship trực tiếp về Việt Nam bạn nhé!

Tự thiết kế hàng thời trang

Tự thiết kế sẽ đảm bảo sự đa dạng, độc nhất về mẫu mã, thiết kế sản phẩm. Tất nhiên cách này chỉ phù hợp với những bạn có kỹ năng, tay nghề, gu thẩm mỹ thời trang, đã từng học thiết kế shop thời trang. Và bạn cũng phải liên hệ, tìm đến các xưởng may để thuê may, sản xuất sản phẩm đúng chất lượng, mẫu mã theo nhu cầu, phong cách cửa hàng.

7. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?

Khi đã quyết định mở một shop quần áo bạn sẽ cần “Đăng ký kinh doanh”.

Việc đăng ký kinh doanh sẽ đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của một cửa hàng. Tránh trường hợp bị kiểm tra, bắt giữ hàng hóa hoặc tạm ngừng kinh doanh khi bị kiểm tra bởi quản lý thị trường hay các cơ quan chức năng.

8. Trang trí shop quần áo

Bạn đã hoàn tất khâu thiết kế, trang trí nội thất, ngoại thất cửa hàng, nguồn hàng cũng đã có, cuối cùng hãy bắt tay bày biện các sản phẩm lên kệ.

Phân loại hàng hóa, dán mã vạch và sắp lên từng giá, kệ đảm bảo khoa học, thẩm mỹ, hút mắt khách hàng nhất. Chuẩn bị sẵn sàng cho bước khai trương và bán hàng trực tiếp về sau.

9. Khai trương cửa hàng

Lên kế hoạch khai trương

Sau khi đã trang trí xong cửa hàng, nhập về hàng hóa và bày hóa hàng lên kệ chúng ta có thể tiến hành “KHAI TRƯƠNG”.

Lưu ý khi khai trương bạn cũng cần có kế hoạch rõ ràng: Khai trương vào mùa nào, thời điểm nào là tốt nhất.

Ví dụ: Với bán các mặt hàng áo phông, quần áo mặc thường ngày nên khai trương vào đầu hè, còn với các sản phẩm quần áo mùa đông nên khai trương vào thời điểm cuối thu, đầu đông.

Quảng cáo + ưu đãi tạo sự chú ý cho khách hàng

Khai trương là bước quan trọng để cửa hàng tạo dấu ấn với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng gần kề.

Bạn nên đẩy mạnh quảng cáo, cung cấp các chương trình ưu đãi trong ngày khai trương để hút khách hàng. Quảng cáo trên các kênh online của cửa hàng + gửi lời mời đến bạn bè người thân + phát tờ rơi hoặc gửi email marketing đến khách hàng tiềm năng.

Lưu ý:

Chương trình quảng cáo nên chạy trên các kênh online trước thời điểm khai trương từ 1 – 3 tháng để thu hút khách hàng và đảm bảo cửa hàng đã có được một lượng khách nhất định.

Trên đây chính là những kinh nghiệm mở shop quần áo mà bất kỳ cá nhân, cửa hàng mới nào cũng cần phải nắm chắc. Bạn đã có ý tưởng mới và quyết định bắt đầu vào công cuộc kinh doanh quần áo, hàng thời trang hay chưa? Nếu có hãy bắt đầu ngay nhé!

Nên nhớ rằng kinh doanh chưa bao giờ là việc dễ dàng cả nhưng kiên trì, học hỏi không ngừng sẽ mang đến thành công. Chúc bạn có một khởi đầu tốt đẹp và không ngừng mở rộng cửa hàng, thương hiệu của mình.

5/5 - (1 bình chọn)